Trên đường trở về nhà sau khi thăm gia đình, Goh Ru Ling biết một chuyến đi dài đang chờ mình phía trước nhưng lại không ngờ điều đó chỉ là sự lo ngại nhỏ nhất.
Goh và cô em gái Joanne cùng nhau trở về nhà ở Kuala Lumpur sau một tuần nghỉ ngơi ở quê nhà Penang. Kì nghĩ này đã trôi qua thật vui vẻ cùng với bữa tiệc sinh nhật của cha cô. Trên đường lái xe trở về nhà vào tối Chủ Nhật, cả hai vẫn rất vui vẻ với kì nghỉ của mình.
Chuyến đi này của cả hai đáng lẽ chỉ mất khoảng 4 giờ đồng hồ, nhưng vì tình trạng kẹt xe nghiêm trọng do Quy định hạn chế di chuyển của chính phủ Malaysia (MCO) được dỡ bỏ, thử thách này được kéo dài đến 7 giờ đồng hồ. “Thật sự rất mệt mỏi”, Ru Ling – người cầm lái chiếc Subaru Forester 2018 cho biết trong khi Joanne ngả lưng nghỉ ngơi ở ghế phụ lái bên cạnh.
Khi tình trạng giao thông “rùa bò” bắt đầu được cải thiện và thông thoáng hơn, hai chị em Ru Ling đã tiến vào làn đường cao tốc Bắc – Nam và chạy với vận tốc khoảng 80km/h. Đột nhiên, chiếc xe phía trước dừng và tắt máy ngay khi đang chạy.
“Tài xế của chiếc xe đó bị kẹt chân phanh, trong khi tôi thì đang chạy ngay phía sau nên đã không kịp dừng lại và rồi kết quả là tông phải chiếc xe đó,” Ru Ling nhớ lại.
Mọi việc xảy ra chỉ trong chớp mắt nhưng Ru Ling vẫn nhớ mãi cảm giác sợ hãi lúc ấy, đặc biệt vì lúc đó trong xe còn có em gái của cô nữa. Cú va chạm mạnh đã khiến Joanne choàng tỉnh nhưng may mắn thay, cả hai chị em đều thắt dây an toàn và không ai bị thương gì cả.
Dù sợ rằng chiếc Forester sẽ ở trong tình trạng rất tồi tệ, nhưng khi Ru Ling ra ngoài và kiểm tra thiệt hại, cô nhanh chóng nhận ra xe chỉ bị một vết lõm nhỏ ở cản trước và trông không có gì khác biệt nhiều. Trong khi đó, phần đuôi chiếc xe bị tông lõm sâu vào trong.
Ru Ling đã rất ngạc nhiên và cảm thấy an tâm hơn khi cả hai chị em đều được bình an vô sự. Và bạn sẽ hoàn toàn hiểu được tại sao cô cảm thấy an tâm khi nhìn vào các số liệu thống kê. Chúng ta thường hiểu rằng, tốc độ càng nhanh - nguy cơ gặp tai nạn càng cao. Các nhà khoa học của Đại học Adelaide phân tích dữ liệu giao thông thực tế và chỉ ra rằng, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng sẽ tăng lên gấp đôi mỗi khi bạn tăng tốc 5km/h khi đang di chuyển từ vận tốc 60km/h. Điều này có nghĩa, khả năng gặp tai nạn khi di chuyển với vận tốc 80km/h sẽ gấp 16 lần so với mốc 60km/h.
Ru Ling đã công nhận sự hiệu quả của hệ thống phanh và kết cấu chắc chắn của Forester đã giúp bảo vệ hai chị em cô được an toàn, dù các tính năng an toàn này không nằm trong những yếu tố xem xét đầu tiên khi cô bắt đầu lái xe vào nhiều tháng trước. “Tôi làm nghề tổ chức sự kiện nên cần phải chở, dọn nhiều đồ đạc phục vụ cho công việc, vì vậy một chiếc xe rộng rãi là cần thiết cho nhu cầu đó.” Cô giải thích.
Một điều nữa mà Ru Ling không nhận ra là, Forester là mẫu xe được nhận giải thưởng đánh giá Top Safety Pick 2018 của IIHS – Viện Bảo Hiểm An Toàn Đường Cao Tốc. Một yếu tố chính góp phần tạo nên sự an toàn của chiếc xe là thân xe bằng thép siêu cường và kết cấu Khung Xe Gia Cường hình Nhẫn, giúp duy trì kết cấu toàn vẹn của chiếc xe và bảo vệ hành khách an toàn dù xảy ra va chạm ở bất kì góc độ/ hướng nào.
Hiện tại, Ru Ling vẫn đang lái chiếc Forester của mình. Dù cô vẫn còn có tâm lý lo lắng khi cầm lái và tránh đi lại vào giờ cao điểm, nhưng việc chiếc Subaru của cô không bị hư hại gì sau vụ tai nạn đã giúp cô thêm an tâm khi ngồi sau vô-lăng và chia sẻ “Tôi cảm thấy rất an toàn. Không hề giống với những chiếc xe khác lúc gặp tai nạn, toàn bộ chiếc xe đều bị hư hại nặng.”